Ảnh hưởng của chất thải trong chăn nuôi
Ngày nay tốc độ phát triễn của nghề chăn nuôi lợn đáng kinh
ngạc, mặc dù phát triễn nhiều mô hình tập trung, bán công nghiệp nhưng vẫn chưa
đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật chuồng trại, tiêu chuẩn chăn nuôi. Đặc biệt là
các tiêu chuẩn về xử lý chất thải trong chăn nuôi.
Chất thải trong chăn nuôi không qua xử lý ảnh hưởng đến vấn
đề năng suất, ô nhiễm môi trường, và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người.
Đây chính là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh như hô hấp, tiêu
hóa, viêm sán. Ngoài ra các biến thể virut gây dịch bệnh lở mồm long móng, dịch
tai xanh có thể lây lan trực tiếp qua người và dẫn đến cái chết.
![]() |
Ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi |
Tính chất của chất thải trong chăn nuôi
Theo Báo cáo tổng kết của Viện Chăn nuôi, nồng độ khí H2S và
NH3 trong chất thải chăn nuôi cao hơn mức cho phép khoảng 30-40 lần. Tổng số
VSV và bào tử nấm cũng cao hơn mức cho phép rất nhiều lần. Ngoài ra nước thải
chăn nuôi còn có chứa Coliform, E.coli, COD... và trứng giun sán cao hơn rất
nhiều lần so với tiêu chuẩn cho phép.
- Hàm lượng chất hữu cơ chiếm khoảng 70 – 80 %, bao gồm:
Protein, lipid, hydrocacbon và các dẫn xuất như cellulose, acid amin
- Hàm lượng các chất vô cơ chiếm từ 20 – 30%, bao gồm: đất,
cát, bụi muối phosphate, muối nitrat, ion Cl-, SO4 2-, PO4 3-…
- Vi sinh, vi khuẩn điển hình: E.coli, Streptococcus sp,
Salmonella sp, Shigenla sp, Proteus, Clostridium sp.
- Các loại virus có thể tìm thấy trong nước thải như: corona
virus, poio virus, aphtovirurrus…
Biện pháp xử lý môi trường trong chăn nuôi
Hiện nay có nhiều công nghệ để xử lý chất thải trong chăn
nuôi, tuy nhiên mang lại hiệu quả cao nhất vấn là xử lý chất thải bằng biện pháp sinh học theo mô hình Biogas
Khí sinh học sản xuất từ hầm biogas bao gồm 2/3 khí mêtan
(CH4), 1/3 khí cacbonic (CO2) và năng lượng khoảng 4.500-6.000 calo/m3. Một mét
khối (1m3) hỗn hợp khí với mức 6.000 calo có thể tương đương với 1 lít cồn, 0,8
lít xăng, 0,6 lít dầu thô, 1,4 kg than hay 1,2 kWh điện năng, có thể sử dụng để chạy động cơ
2KVA trong 2 giờ, sử dụng cho bóng đèn thắp sáng trong 6 giờ, sử dụng cho tủ lạnh
1m3 khí biogas trong 1 giờ hoặc sử dụng nấu ăn cho gia đình 5 người trong 1
ngày. Trong tương lai công nghệ biogas sẽ là nguồn cung cấp năng lượng chính nhằm
giải quyết chất đốt sinh hoạt cho vùng nông thôn, thay thế các loai nhiên liệu
khác như củi, trấu, than,...ngoài ra còn có thể sử dụng khí sinh học cho các mục
đích khác như: phát điện, lò sấy, đèn thắp sáng, hệ thống nước nóng, các tủ lạnh
chạy bằng gas,…
![]() |
Biện pháp xử lý chất thải trong chăn nuôi |
Việc ứng dụng công
nghệ hầm ủ biogas sẽ giải quyết vấn đề ô nhiễm môi đất, nước, không khí giảm
thiểu các chất khí gây hiệu ứng nhà kính phát sinh từ quá trình sản xuất, chăn
nuôi hạn chế dịch bệnh bảo vệ sức khỏe cộng.
LH: xaydungmoitruongqh.net để được hỗ trợ và tư vấn miễn phí