Các chất thải từ việc nuôi tôm
Trong nước nuôi tôm chủ
yếu là thức ăn thừa, phân tôm, và các quá trình chuyển hóa các chất dinh dưỡng,
đây là nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm nguồn nước
Kết quả nghiên cứu đã
cho thấy rằng trong quá trình nuôi tôm thì chỉ có 15-20% thức ăn dùng vào phát
triển mô động vật, 15% tổng lượng thức ăn hao hụt do không ăn hết và thất
thoát, chỉ có 40 – 45% là được tôm tiêu thụ duy trì sự sống.
![]() |
Hệ thống nuôi tôm ở Việt Nam |
Người ta ước lượng rằng,
có khoảng 63 – 78% nitơ và 76 – 80% photpho cho tôm ăn bị thất thoát vào
môi trường. Nitơ
dưới dạng protein được
tôm ăn và bài tiết dưới dạng
ammoniac. Tổng khối lượng nitơ và photpho sản sinh trên 1 ha trại nuôi tôm khoảng 2 tấn, tương ứng khoảng 113 kg và 43
kg. Và đương nhiên trại tôm thì rộng lớn hơn và số lượng thải ra môi trường
càng lớn.
Vì vậy, trong quá trình
nuôi tôm, chúng ta cần lưu ý đến vấn đề cho tôm ăn, vì đây là nguyên nhân chủ yếu
sản sinh ra lượng nito và photpho dư thừa trong nước thải.
Ngoài ra trong nước thải
còn các chất hữu cơ khác như mảnh vụn thực vật phù du, tảo dạng sợi, và các chất
lắng đọng không phân hủy… là do nước lấy vào chưa xử lý hiệu quả.
Nước thải của ngành
nuôi tôm chứa 1 lượng lớn chất nito,
photpho và các chất dinh dưỡng khác, gây nên sự siêu dinh dưỡng, do đó kèm sự
tăng sức sản xuất ban đầu và nở rộ của vi khuẩn. Sự có mặt của các hợp chất
carbonic và chất hữu cơ sẽ làm giảm
ôxy hoà
tan và tăng BOD,
COD, sulfit hydrrogen, ammoniac và hàm lượng methan trong
vực nước tự nhiên. Một vấn đề khác do việc nuôi tôm gây nên đó là sự làm lắng đọng
bùn ở các vùng lân cận, như rừng ngập mặn và ở những nơi nước tù.
Hầu hết các chất trong
nước nuôi tôm lắng đọng dưới đáy, đây chính là nguồn nguy hại cho tôm, và hoạt
động nuôi tôm. Lớp bùn này rất độc hại, thiếu oxy, chứa nhiều chất gây hại như ammoniac,
sunfuric.. Các con tôm luôn tránh các khu vực này và tập trung vào những chỗ sạch
sẽ, do đó việc phân phát thức ăn không hợp lý sẽ gây tổn thất rất nhiều lượng
thức ăn cho tôm. Bên cạnh đó nếu tôm việc tập trung vào một vùng sẽ làm giảm bớt
diện tích cho ăn, cũng như tăng tính cạnh tranh trong khi ăn, ảnh hướng đến chất
lượng, năng suất tôm. Nếu như toàn bộ đáy ao bị dơ bẩn thì con tôm bị bắt buộc
phải sống trong môi trường ô nhiễm. Lớp bùn dơ bẩn còn tác động lên nước trong
ao nuôi làm giảm chất lượng nước. Điều ảnh hưởng đến tôm và cả sức khỏe con người
khi tiêu thụ tôm.
Chất lượng nước và đáy
ao bị nhiễm bẩn sẽ tác động trực tiếp tới con tôm. Dẫn đến hiệu quả nuôi tôm
không cao. Tôm mắc bệnh do vi khuẩn, tôm biến ăn, không lớn, hoặc dẫn đến tôm
chết hàng loạt. Theo nghiên cứu kỹ thuật nuôi tôm thì hầu hết các bệnh mà tôm mắc
phải đều bắt nguồn từ môi trường sống của chúng.
Khi môi trường nước
nuôi tôm bị ô nhiễm, chất thải dơ bẩn không những ảnh hưởng đến sự sống của tôm
mà còn ảnh hưởng đến hệ sinh thái xung quanh. Nước thải này tác động lên môi
trường đất, các môi trường xung quanh trại tôm. Và việc tái tạo lại môi trường
sạch, ao nuôi tôm cũng dẫn đến tốn kém nhiều chi phí, vật tư.
Các phương pháp xử lý nước thải nuôi tôm
1. Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học
Phương pháp này được ứng
dụng rộng rãi vì sự đa dạng và hiệu quả của nó, bên cạnh đó chi phí của thấp nữa.Trong
xử lý sinh học bao gồm 2 hướng chính:
+ sử dụng hệ vi sinh vật
để phân hủy các chất hữu cơ trong nước thải
+ sử dụng hệ động thực
vật thủy sinh để hấp thụ các chất hữu cơ.
a. Phương pháp sử dụng
hệ vi sinh vật
Có một số loài vi sinh
vật có khả năng sử dụng các chất hữu cơ và một số chất khoáng làm nguồn dinh dưỡng
và tạo năng lượng, sinh trưởng nhờ vậy sinh khối của chúng tăng lên. Chính vì
thế mà ta sử dụng các vi sinh vật này để hấp thụ và tiêu hủy các chất hữu cơ,
các chất gây ô nhiễm môi trường từ nước thải nuôi tôm. Một số chế phẩm vi sinh
thường dùng để cải thiện môi trường nước ao nuôi tôm, cá như Super VS, BRF-2
quakit… Thành phần sinh học của chế phẩm này gồm nhiều chủng loại vi sinh, tập
hợp các thành phần men ngoại bào của quá trình sinh trưởng vi sinh; các enzyme
ngoại bào tổng hợp; các chất dinh dưỡng sinh học và khoáng chất kích hoạt sinh
trưởng ban đầu và xúc tác hoạt tính. Chúng có khả năng tiêu thụ các chất hữu cơ
phát sinh trong quá trình sinh trưởng và phát triển của vật nuôi trong ao hồ.
Hay nói cách khác, chúng có tác dụng phân giải chất hữu cơ hòa tan và không hòa
tan từ phân tôm, các thức ăn thức ăn thừa tích tụ đáy ao nuôi, tạo được sự ổn định,
duy trì chất lượng nước và cả màu nước trong ao hồ. Mặt khác chế phẩm này còn
giúp giảm thiểu được các vi sinh vật gây bệnh như Vibrio, aeromonas, E.coli…,
làm tăng thêm lượng oxy hòa tan trong môi trường nước ao nuôi và giảm thiểu lượng amoniac.
b. Phương pháp sử dụng
hệ động thực vật để hấp thu các chất gây ô nhiễm
Bản chất của phương
pháp này là loại bỏ các chất gây ô nhiệm dựa trên quá trình chuyển hóa vật chất
trong hệ sinh thái thông qua chuỗi thức ăn. Người ta thường sử dụng các thực vật
để làm hấp thụ các chất dinh dưỡng là nito hay photpho, carbon để tự nuôi sống
mình đó là các tảo, thực vật phù du, rong rêu. Điều này góp phần loại sạch các chất
gây ô nhiễm môi trường hiệu quả.
![]() |
Hệ sinh vật phù du |
Kế tiếp trong quá trình xử lý nước thải nuôi tôm là sử dụng các loại động vật nhưng ngao, vẹm, hàu các
loại này có thể tiêu thụ các động thực vật phù du, cải thiện phần đáy ao bị ô
nhiễm. Các loài cá ăn thực vật phù du và mùn bã hữu cơ như cá măng, cá đối cũng
được thử nghiệm sử dụng ở các kênh thoát nước thải.
Trong thực tế, để đảm bảo
đạt hiệu suất xử lý cao các chất ô nhiễm với chi phí vận hành tối thiểu, người
ta thường sử dụng kết hợp nhiều phương pháp. Mỗi phương pháp đều có những ưu điểm,
nhược điểm riêng, xong tất cả đều giải quyết được vấn đề ô nhiễm nước thải nuôi
tôm để hạn chế gây ra tác hại cho môi trường xung quanh.
Tham khảo thêm dịch vụ: Xử lý nước thải ngành thép
Tham khảo thêm dịch vụ: Xử lý nước thải ngành thép
2. Xử lý nước thải bằng phương pháp Hồ sinh học
Bao gồm một chuỗi từ 3
đến 5 hồ, nước thải được làm sạch bằng quá trình tự nhiên thông qua các tác
nhân là tảo và vi khuẩn. Mối quan hệ giữa vi sinh vật, thực vật trong hồ sinh học
là mối quan hệ thông qua oxy và thông qua các chất dinh dưỡng cơ bản.
Trong hồ luôn diễn ra
các quá trình như quang hợp, khuếch tán oxy vào nước. Nhưng quá trình quang hợp
chỉ xảy ra trong điều kiện có ánh sáng, ánh sáng chiếu vào nước phụ thuộc vào
hai yếu tố cơ bản là chiều sâu của nước và sự tồn tại hàm lượng chất hữu cơ lơ
lửng nhiều hay ít.
Mô hình này có thể áp dụng
cho những nơi có diện tích đất lớn, để xử lý nước thải trong nuôi tôm sẽ cho hiệu
quả về môi trường và kinh tế.
3. Phương pháp sử dụng các hệ thống đất ngập nước
Hoạt động nuôi trồng
thuỷ sản ven biển diễn ra ở vùng nước mặn – lợ nên có thể áp dụng phương pháp
này để xử lý ô nhiễm môi trường.
![]() |
Vấn đề nuôi tôm Rừng ngập mặn |
Rừng ngập mặn (RNM) là
một hệ sinh thái ở vùng đất ngập nước rất phổ biến ở ven biển Việt nam. Rừng ngập
mặn có thể hấp thụ được một lượng lớn chất hữu cơ từ hoạt động nuôi trồng thủy
sản ven biển. Khu hệ thực vật ở hệ thống này có vai trò như sau:
- Làm giảm ánh sáng chiếu
xuống mặt nước, giảm quá trình quang hợp, hạn chế sự phát triển của tảo.
- Tạo điều kiện điều
hòa vi khí hậu, đặc biệt cách nhiệt trong mùa đông, nhiệt độ ở dưới cao sẽ làm
tăng nhanh quá trình phân hủy chất hữu cơ.
- Phần ngập dưới nước
có tác dụng cung cấp bề mặt cho vi khuẩn bám dính, cung cấp oxy cho quang hợp,
hấp thụ chất dinh dưỡng. Phần rễ có tác dụng giúp ổn định và giảm xói mòn, tạo
điều kiện cho quá trình lắng đọng bùn và tạo trầm tích.
- Bên cạnh đó, hệ động
thực vật trong hệ sinh thái rừng ngập mặn như hàu, vẹm, cua, cá cũng là tác
nhân loại bỏ chất ô nhiễm hữu cơ.
Ngoài ra, RNM với bộ rễ
có cấu tạo đặc biệt là nơi bẫy các trầm tích có chứa các kim loại nặng, các hóa
chất bảo vệ thực vật. Thực vật ngập mặn cùng với toàn bộ hệ sinh thái trong RNM
là một bể lọc sinh học đối với các chất thải từ hoạt đông nuôi trồng thủy sản
ven biển.Trong nuôi tôm phát triển bền vững, hình thức này được khuyến khích
phát triển, nhằm bảo vệ môi trường nước và hệ thống rừng ngập mặn.
Nếu bạn đang gặp những vấn đề về môi trường và cần dịch vụ thì liên hệ với Gia phát.
Chúng tôi chuyên cung cấp các dịch vụ vệ sinh nhà cửa tại Đà nẵng.
LH: 0938.390.768 để được tư vấn và hỗ trợ miễn phí
Nếu bạn đang gặp những vấn đề về môi trường và cần dịch vụ thì liên hệ với Gia phát.
Chúng tôi chuyên cung cấp các dịch vụ vệ sinh nhà cửa tại Đà nẵng.
LH: 0938.390.768 để được tư vấn và hỗ trợ miễn phí