Tình trạng nước biển dâng cao ở Việt Nam
Trong những năm gần
đây, khái niệm về nước biển dâng cao và biến đổi khí hậu không còn xa lạ ở Việt
Nam. Theo Công ước Khung của Liên hợp Quốc
về Biến đổi Khí hậu (United Nations Framework Convention on Climate Change) định
nghĩa “biến đổi khí hậu là sự thay đổi của khí hậu mà hoặc trực tiếp hoặc gián
tiếp do tác động của hoạt động con người dẫn đến thay đổi thành phần khí quyển
toàn cầu và ngoài ra là những biến thiên tự nhiên của khí hậu được quan sát
trên một chu kỳ thời gian dài".
Có rất nhiều nguyên
nhân dẫn đến biến đổi khí hậu, trong đó nguyên nhân chính là do các hoạt động tạo
ra các chất thải khí nhà kính, các hoạt động khai thác tài nguyên quá mức.Biến
đổi khí hậu đang làm khí hậu toàn cầu nóng lên, Nhiệt độ tăng dẫn đến băng và dẫn
đến hiện tượng nước biển dâng cao
![]() |
Hậu quả nghiêm trọng của mực nước biển dâng cao |
Hậu quả của vấn đề nước biển dâng cao
Hậu quả của nước biển
dâng là rất nguy hại: ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống của người ven biển, hay ảnh
hưởng đến môi trường xunh quanh nhưng đe doa môi trường rừng ngập mặn, đến hệ
sinh thái nước ngọt, đến các vấn đề nông nghiệp Với trên 3.000km bờ biển, Việt Nam được coi
là quốc gia có mức độ dễ bị tổn thương cao hơn trước sự biến đổi khí hậu. Sự
tác động của biến đổi khí hậu mà cụ thể là sự gia tăng của mực nước biển đang
có xu hướng làm thu hẹp dần diện tích đất nông nghiệp của nước ta, đặc biệt là
các vùng đất ven biển.
Như ở Nam Định, từ 2005
đến nay, mực nước biển tại huyện Giao Thủy đã dâng cao thêm 20 cm. Số liệu quan
trắc tại các trạm hải văn dọc bờ biển Việt Nam, trong giai đoạn từ 1998 – 2008,
tốc độ dâng lên của mực nước biển ở Việt Nam là khoảng 3 mm/năm. Trong khoảng
50 năm qua, mực nước biển tại Trạm hải văn Hòn Dấu dâng lên khoảng 20 cm.
Tại vùng đồng bằng
duyên hải Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ, mực nước biển dâng sẽ thu hẹp diện tích
rừng ngập mặn, tạo điều kiện xói lở bờ biển, gây khó khăn cho nghề cá do những
thay đổi theo hướng xấu đi của phần lớn nguồn lợi thủy sản. Diện tích sinh sống
của các khu dân cư ven biển bị thu hẹp, khả năng xói lở bờ biển tăng lên, trực
tiếp đe dọa các công trình giao thông, xây dựng, công nghiệp và một số đô thị
trên nhiều tuyến bờ biển.
Riêng đồng bằng sông Cửu
Long, dự báo vào năm 2030, khoảng 45% diện tích của khu vực này sẽ bị nhiễm mặn
cục độ và gây thiệt hại mùa màng nghiêm trọng do lũ lụt và ngập úng. Nếu không
có kế hoạch đối phó, phần lớn diện tích của đồng bằng sông Cửu Long sẽ ngập trắng
nhiều thời gian trong năm và thiệt hại ước tính sẽ là 17 tỷ USD.
Hiện tượng ngập lụt này
sẽ dẫn tới sự thay đổi độ mặn của nước, thay đổi điều kiện sinh sống, sản xuất
và đa dạng sinh học. Khu vực vùng núi tuy không chịu tác động trực tiếp của nước
biển dâng nhưng chúng chịu những ảnh hưởng gián tiếp như: gia tăng các hiện tượng
lũ ống, lũ quét, vấn đề về xử lý nước sạch và đất ở. Còn đối với khu vực miền núi,
tuy không chịu ảnh hưởng trực tiếp của nước biển dâng nhưng lại chịu không ít
các tác động gián tiếp như về an ninh lương thực, vấn đề nước sạch, vấn đề về
chỗ ở và đất sản xuất….
Biến đổi khí hậu nói
chung và nước biển dâng nói riêng không còn là nguy cơ mà nó đã hiển hiện trong
cuộc sống, đang là thách thức không của riêng quốc gia nào. Vì vậy mỗi quốc
gia, mỗi con người trên Trái đất cần có những hành động cụ thể để cứu lấy mái
nhà chung như lời kêu gọi của Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban-Ki-moon phát biểu tại Lễ khai mạc Năm Quốc tế các tiểu quốc đảo
đang phát triển 2014 : “Trái Đất chính là hòn đảo chung của tất cả chúng ta, vì
vậy hãy cùng nhau bảo vệ môi trường, bảo vệ trái đất”.