Khái niệm, Mục đích và Nội dung công tác bảo hộ lao động

I- Mục đích, ý nghĩa, tính chất của công tác bảo hộ lao động    

1- Khái niệm    

Lao động là hoạt động quan trọng nhất của con người, nó tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần của xã hội. Lao động có năng suất, chất lượng và hiệu quả cao là nhân tố quyết định sự phát triển của đất nước, xã hội, gia đình và bản thân mỗi người lao động. Bất cứ một chế độ xã hội nào, lao động của con người cũng là một trong những yếu tố quyết định nhất, năng động nhất trong sản xuất.
Trong quá trình lao động tạo ra của cải vật chất, con người luôn phải tiếp xúc với máy móc, trang thiết bị, công cụ và môi trường...  vì vậy luôn phát sinh những mối nguy hiểm và rủi ro... làm cho người lao động có thể bị tai nạn hoặc mắc bệnh nghề nghiệp, vì vậy vấn đề đặt ra là làm thế nào để hạn chế được tai nạn lao động đến mức thấp nhất. Một trong những biện pháp tích cực nhất đó là giáo dục ý thức bảo hộ lao động cho mọi người và làm cho mọi người hiểu được mục đích, ý nghĩa của công tác bảo hộ lao động.
hồ sơ an toàn vệ sinh lao động

2- Mục đích của công tác Bảo hộ lao động.   

Quá trình lao động luôn tiếp xúc làm việc với những rủi ro, các yếu tố nguy hiểm có hại, nếu không có biện pháp ngăn ngừa, bảo vệ thì có thể nguy hiểm cho người lao động có thể dẫn đến mất khả năng lao động và thậm chí là tử vong.
Cho nên việc chăm lo cải thiện điều kiện lao động, đảm bảo nơi làm việc an toàn, vệ sinh là một trong những nhiệm vụ trọng yếu để phát triển sản xuất, tăng năng suất lao động.  
Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến công tác bảo hộ lao động, coi đây là một nhiệm vụ quan trọng trong quá trình lao động, nhằm mục đích:
- Đảm bảo an toàn thân thể người lao động, nhằm hạn chế tai nạn trong sản xuất lao động.  
- Đảm bảo sức khỏe cho người lao động, không để cho người lao động mắc các bệnh tật do tiếp xúc với môi trường làm việc có chất ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Đảm bảo vấn đề tái tạo, phục hồi sức khỏe, khả năng lao động cho người lao động.

II- Nội dung bảo hộ lao động

Công tác bảo hộ lao động bao gồm những nội dung chủ yếu sau:  
Kỹ thuật an toàn;  
Vệ sinh an toàn;  
Các chính sách, chế độ bảo hộ lao động.

1- Kỹ thuật an toàn    

Kỹ thuật an toàn là hệ thống các biện pháp và phương tiện về tổ chức và kỹ thuật nhằm phòng ngừa sự tác động của các yếu tố nguy hiểm trong sản xuất đối với người lao động. Để đạt được mục đích phòng ngừa tác động của các yếu tố nguy hiểm trong sản xuất đối với người lao động, trong quá trình hoạt động sản xuất phải thực hiện đồng bộ các biện pháp về tổ chức, kỹ thuật, sử dụng các thiết bị an toàn và các thao tác làm việc an toàn thích ứng.  
Tất cả các biện pháp đó được quy định cụ thể trong các quy phạm, tiêu chuẩn, các văn bản khác về lĩnh vực an toàn.  
Nội dung kỹ thuật an toàn chủ yếu gồm những vấn đề sau:  
Xác định vùng nguy hiểm;  
Xác định các biện pháp về quản lý, tổ chức và thao tác làm việc đảm bảo an toàn;
Sử dụng các thiết bị an toàn thích ứng: Thiết bị che chắn, thiết bị phòng ngừa, thiết bị bảo hiểm, tín hiệu, báo hiệu, trang bị bảo hộ cá nhân.

2- Vệ sinh lao động    

Vệ sinh lao động là hệ thống các biện pháp và phương tiện về tổ chức và kỹ thuật nhằm phòng ngừa sự tác động của các yếu tố có hại trong sản xuất đối với người lao động. Để ngăn ngừa sự tác động của các yếu tố có hại, trước hết phải nghiên cứu sự phát sinh và tác động của các yếu tố có hại đối với cơ thể con người, trên cơ sở đó xác định tiêu chuẩn giới hạn cho phép của các yếu tố trong môi trường lao động, xây dựng các biện pháp vệ sinh lao động.  
Nội dung của vệ sinh lao động bao gồm:  
- Xác định khoảng cách về vệ sinh  
- Xác định các yếu tố có hại cho sức khỏe  
• Giáo dục ý thức và kiến thức vệ sinh lao động, theo dõi quản lý sức khỏe.
- Biện pháp vệ sinh học, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường.
- Các biện pháp kỹ thuật vệ sinh: Kỹ thuật thông gió, thoát nhiệt, kỹ thuật chống bụi, chống ồn, chống rung động, kỹ thuật chiếu sáng, kỹ thuật chống bức xạ, phóng xạ, điện từ trường...  
Trong quá trình sản xuất phải thường xuyên theo dõi sự phát sinh các yếu tố có hại, thực hiện các biện pháp bổ sung làm giảm các yếu tố có hại, đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh cho phép.  
xem thêm: Phương pháp xử lý chất thải rắn

3- Chính sách, chế độ bảo hộ lao động

Các chính sách, chế độ bảo hộ lao động chủ yếu bao gồm: Các biện pháp kinh tế xã hội, tổ chức quản lý và cơ chế quản lý công tác bảo hộ lao động. Các chính sách, chế độ bảo hộ lao động nhằm bảo đảm thúc đẩy việc thực hiện các biện pháp kỹ thuật an toàn, biện pháp về vệ sinh lao động như chế độ trách nhiệm của cán bộ quản lý, của tổ chức bộ máy làm công tác bảo hộ lao động, các chế độ về tuyên truyền huấn luyện, chế độ thanh tra, kiểm tra, chế độ về khai báo, điều tra, thống kê, báo cáo về tai nạn lao đông...  

Những nội dung của công tác bảo hộ lao động nêu trên là rất lớn, bao gồm nhiều công việc thuộc nhiều lĩnh vực công tác khác nhau, hiểu được nội dung của công tác bảo hộ lao động sẽ giúp cho người quản lý đề cao trách nhiệm và có biện pháp tổ chức thực hiện công tác bảo hộ lao động đạt kết quả tốt nhất.