Phương pháp xử lý chất thải rắn

Công ty TNHH Xây dựng môi trường QH xin giới thiệu các phương pháp xử lý chất thải rắn.
1. Cơ sở lựa chọn phương pháp xử lý
Mục tiêu của xử lý chất thải rắn là giảm hoặc loại bỏ các thành phần không mong muốn trong chất thải. các kỹ thuật xử lý chất thải rắn có thể là các quá trình sau:
            - Giảm thể tích, kích thước cơ học
            - Giảm thể tích hoá học
            - Tách loại theo từng phần
            -  Sấy khô hoặc gia tăng độ ẩm.
Các yếu tố chúng ta cần xem xét khi xác định phương pháp xử lý.
            - Thành phần tính chất của chất thải rắn (chất thải sinh hoạt, công nghiệp hay nguy hại).
      - Tổng lượng chất thải rắn cần được xử lý
      - Khả năng thu hồi sản phẩm và năng lượng
      - Yêu cầu đảm bảo vệ sinh môi trường

2. Các quá trình xử lý chất thải rắn:

            - Quá trình tiền xử lý: dập, nghiền, cắt, xé, sàng, phân loại, tách từ,...
            - Các quá trình nhiệt phân: khí hóa, đốt, nung,...
            - Các quá trình sinh học: làm phân hữu cơ, biogas.
            - Chôn lấp hợp vệ sinh.
            Tuỳ thuộc vào thành phần và tính chất của chất thải rắn mà ta lựa chon các quá trình xử lý cho phù hợp.
xử lý chất thải rắn
Đau đầu xử lý chất thải rắn

3. Xử lý chất thải rắn bằng phương pháp sinh học.

a. Sản xuất phân hữu cơ (compost).

Ủ sinh học (compost) có thể được coi như là quá trình ổn định sinh hoá các chất hữu cơ để thành các chất mùn, với thao tác và kiểm soát một cách khoa học tạo môi trường tối ưu cho quá trình.

b. Ưu điểm của phương pháp làm phân hữu cơ:

- Giảm lượng chất thải phát sinh (khoảng 50% lượng chất thải sinh hoạt).
- Tạo ra sản phẩm phân hữu cơ phục vụ cho trồng trọt (thay thế một phần cho phân hóa học, tạo độ xốp cho đất, sử dụng an toàn, dể dàng).
- Góp phần cải tạo đất (giúp tăng độ mùn, tơi xốp của đất)
- Tiết kiệm bãi chôn lấp, giảm ảnh hưởng gây ô nhiễm môi trường của chất thải rắn.
- Vận hành đơn giản, dễ bảo trì và kiểm soát chất lượng sản phẩm.
- Giá thành để xử lý tương đối thấp.

c. Nhược điểm:

- Yêu cầu diện tích đất để xây dựng nhà xưởng lớn.
- Chất lượng sản phẩm chưa cao, chưa ổn định.
- Gặp khó khăn khi tiêu thụ sản phẩm.
- Mức độ tự động của công nghệ không cao.
- Việc phân loại còn mang tính thủ công nên thường ảnh hưởng đến sức khoẻ của công nhân làm việc
- Nạp nguyên liệu thủ công do vậy công suất kém.
            Yêu cầu những chất thải có hàm lượng hữu cơ dễ phân huỷ sinh học lớn hơn 50%. Và xu hướng sử dụng phân hữu cơ được nhiều nơi chấp nhận, nhiều đô thị xây dựng nhà máy.
xem thêm:  xử lý môi trường bằng biện pháp sinh học

4. Xử lý chất thải rắn bằng phương pháp đốt.

a. Khái niệm chung.

Là quá trình ôxy hóa chất thải rắn bằng ôxy không khí ở điều kiện nhiệt độ cao và là một phương pháp được sử dụng phổ biến của các nước phát triển trên thế giới.

b. Ưu nhược điểm của quá trình đốt.

a.  Ưu điểm :
- Phương pháp này là giảm được thể tích và khối lượng,  của chất thải đến 70 - 90% so với thể tích chất thải ban đầu. (Giảm một cách nhanh chóng, thời gian lữu trữ ngắn)
- Có thể đốt tại chỗ không cần phải vận chuyển đi xa
- Nhiệt tỏa ra của quá trình đốt có thể sử dụng cho các quá trình khác.
- Kiểm soát được ô nhiễm không khí, giảm tác động đến môi trường không khí
- Có thể sử dụng phương pháp này để xử lý phần lớn các chất thải hữu cơ nguy hại.
- Yêu cầu diện tích nhỏ hơn so với phương pháp xử lý bằng sinh học và chôn lấp.
- Ô nhiễm nước ngầm ít hơn đối với phương pháp xử lý bằng chôn lấp.
- Xử lý triệt để các chỉ tiêu ô nhiễm của chất thải rắn.
- Giảm thể tích tối đa sau khi xử lý, cho nên tiết kiệm được diện tích chôn.
- Tro thải ra sau khi đốt thường là những chất trơ
            b. Nhược điểm:
- Vận hành dây chuyền phức tạp, đòi hỏi kỹ thuật và tay nghề cao.
- Chi phí đầu tư ban đầu lớn. 
- Không phải mọi chất thải đều có thể đốt được
- Phải bổ sung nhiên liệu cho quá trình đốt

- Một số sản phẩm phụ tạo ra trong quá trình đốt.
            è Những chất đốt được: dung môi, dầu thải, bùn dầu, chất thải bệnh viện, dược phẩm quá hạn, thuốc bảo vệ thực vật (BVTV), các loại chất dẽo, cao su, sơn, keo, các hợp chất PVCs, PCBs (poly chlorinated biphenyl).
            è Những chất không nên đốt: là các chất không cháy được, chất thải phóng xạ, chất thải dễ nổ,..

            c. Yêu cầu của một lò đốt.

            Một dây chuyền công nghệ đốt các chất thải nói chung yêu cầu bao gồm năm bộ phận chính sau:
- Mặt bằng kho bãi và hệ thống tiếp liệu.
- Thiết bị thiêu đốt.
- Hệ thống thu hồi năng lượng (tuỳ thuộc vào từng điều kiện cụ thể).
- Các thiết bị phân tích và xử lý khói.
- Kho bãi chứa các chất thải bả sau khi đốt.

d. Những vấn đề cần quan tâm khi lựa chọn phương pháp đốt.

- Lượng chất thải phát sinh: xác định lượng chất thải có đảm bảo cho lò hoạt động liên tục không.
- Năng suất toả nhiệt của rác thải (thông thường đối với rác thải sinh hoạt nhiệt lượng 6.300 - 7.000 kJ).
- Các tiêu chuẩn môi trường: Trong quá trình đốt luôn kem theo quá trình thải các khí thải vào môi trường không khí do vậy phải yêu cầu hệ thống lọc khí đạt tiêu chuẩn môi trường.
- Chọn vị trí: Chọn ví trí sao cho không ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng (tối thiểu 200m).
- Lựa chọn công nghệ
- Kinh phí: khả năng kinh phí của địa phương có thể đảm bảo đầu tư trang bị không?
- Doanh thu từ việc bán năng lượng
- Có khả năng thanh toán, tính toán cân đối các nguồn thu chi.
- Lực lượng điều hành phương tiện này.

5. Xử lý chất thải rắn bằng phương pháp chôn lấp 

a. Khái niệm và vai trò của bãi chôn lấp chất thải rắn.

Quy định của TCVN 6696 - 2000, định nghĩa bãi chôn lấp hợp vệ sinh: “Khu vực được quy hoạch thiết kế, xây dựng để chôn lấp các chất thải phát sinh từ các khu dân cư, đô thị và các khu công nghiệp. Bãi chôn lấp chất thải rắn bao gồm các ô chôn lấp chất thải, vùng đệm và các công trình phụ trợ: trạm xử lý nước rác, khí thải, cung cấp điện,...”
Thực chất của chôn lấp là cho rác vào các ô chôn lấp và cô lập với môi trường xung quanh bởi lớp lót đáy, lót thành hai bên và lớp che phủ bên trên bề mặt, khí và nước rác sinh ra đều được thu gom xử lý riêng cho từng loại.
Chôn lấp hợp vệ sinh là một phương pháp kiểm soát sự phân huỷ của chất thải rắn khi chúng được chôn nén và phủ lấp bề trên.
            Trong phương pháp xử lý chất thải rắn thì chôn lấp là phương pháp phổ biến và đơn nhất. Chất đem đi chôn là những chất không tái chế, không làm phân hữu cơ, hay là được thải ra từ các quá trình làm phân hữu cơ, đốt, quá trình khác,... ở Việt Nam hiện tại trên 90% rác thu gom được đều xử lý bằng phương pháp chôn lấp.

b. Phân loại bãi rác chôn lấp.

Bãi chôn  lấp chất thải rắn có thể được phân loại theo nhiều hình thức khác.
* Theo loại chất thải được chôn lấp.
-         Bãi chôn lấp rác sinh hoạt
-         Bãi chôn lấp chất thải công nghiệp
-         Bãi chôn lấp chất thải nguy hại
-         Bãi chôn lấp tro xỉ.
* Theo kích cỡ quy mô diện tích bãi chôn lấp được phân thành:
- Bãi chôn lấp nhỏ                      Có diện tích nhỏ hơn10 ha
- Bãi chôn lấp trung bình          Từ 10 - 30 ha
- Bãi chôn lấp lớn                       Từ 30 đến 50 ha
- Bãi chôn lấp rất lớn                 Trên 50 ha
* Theo kết cấu bãi chôn lấp được chia thành ba loại:
            - Bãi chôn lấp nổi: Chất thải được chất cao lên mặt đất, bãi chôn lấp này thường được áp dụng tại các vùng đất phẳng, xung quanh bãi chôn lấp phải có hệ thống đê kè để cách ly chất thải, nước rác với môi trường xung quanh.
            - Bãi chôn lấp chìm: Chất thải được chôn lấp sâu dưới mặt đất và được cách ly với môi trường ngoài thông qua hệ thống lớt đấy và lớp phủ bên trên.
            - Bãi chôn lấp nứa chìm nữa nổi: Một phần được chôn lấp sâu dưới đất, một phần nổi lên trên mặt đất.

c. Yêu cầu của bãi chôn lấp:

Khi xây dựng bãi chôn lấp chất thải rắn chúng ta cần xét các yêu cầu sau:
            a. Vị trí:
-         Gần nơi sinh ra nguồn rác.
-         Vị trí bãi chôn lấp tương đối cao, tránh những vùng bị lũ lụt.
Vị trí của bãi rác đến một số công trình
Các
công trình
Đặc điểm và quy
mô công trình
Khoảng cách tối thiểu từ vành đai công trình tới các bãi chôn lấp, (m)
Bãi chôn lấp nhỏ và vừa
Bãi chôn lấp lớn
Bãi chôn lấp rất lớn
Đô thị
Các thành phố, thị xã, thị trấn, thị tứ...
3000 - 5000
5000 - 15000
15000 - 30000
Sân bay, các khu công nghiệp, hải cảng
từ quy mô nhỏ đến lớn
1000 - 2000
2000 - 3000
3000 - 5000
Cụm dân cư ở đồng bằng và trung du
> 15 hộ
cuối hướng gió chính

> 1000

> 1000

 >1000
các hướng khác
> 300
> 300
> 300
Cụm dân cư ở miền núi
theo khe núi (có dòng chảy xuống)
3000-5000
> 5000
> 5000
Công trình khai thác nước ngầm
c.suất < 100 m3/ng
Q < 10.000 m3/ng
Q > 10.000 m3/ng
50 - 100
> 100
> 500
> 100
> 500
> 1000
> 500
> 1000
> 5000
            b. Địa chất công trình thuỷ văn.
-         Bãi chôn lấp tránh những vùng có nền đất yếu, các vùng hay xảy ra chấn động địa chất, các vết nứt,...
-         Tránh những vùng có cấu tạo nền đá vôi.
-         Cách xa khu vực có trữ nước ngầm lớn.
-         Những khu vực có hàm lượng sét trong đất cao rất thuận lợi để xây dựng các bãi rác
            c. Các hạng mục trong bãi chôn lấp
Đối với bãi chôn lấp  để đảm bảo yêu cầu vệ sinh, các hoạt động chôn lấp thực hiện một cách liên tục yếu cầu bãi chôn phải có các hạng mục công trình sau:
-         Ô chôn lấp (đối với bãi chôn lấp có nhiều ô)
-         Hệ thống thu gom và xử lý chất thải
-         Hệ thống thu gom và xử lý khí bãi rác
-         Lấy mẫu và phân tích mẫu nước rác, khí rác
-         Hệ thống đường giao thông
-         Trạm cân để quan lý lượng rác thải chôn lấp.
-         Khu nhà hành chính và các cơ sảo bảo dưỡng các phương tiện máy móc hoạt động trong bãi chôn lấp.
-         Hệ thống tường rào bao quanh.
-         Hệ thống thoát nước mưa.

   LH: Dịch vụ vệ sinh Đà nẵng để được hỗ trợ và tư vấn miễn phí