Xuất khẩu thủy sản gặp nguy vì mối lo hóa chất

Ngành xuất nhập khẩu thủy sản nước ta đang gặp vấn đề về hóa chất

Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam bị nhiều nước trả về đa số bởi phát hiện các tác nhân hóa học, ảnh hưởng lớn tới sức khỏe Người Tiêu dùng
Trong những năm gần đây, ngành xuất khẩu thuỷ sản nước ta đang có chiều hướng suy giảm hơn với những năm trước.
Trước tình hình này Hội Liên hiệp Khoa học Kỹ thuật Việt nam đã tổ chức hội thảo về “ Vấn đề Vệ sinh an toàn thực phẩm từ việc lạm dụng chất cấm trong sản xuất nông nghiệp”. Điều này đã ảnh hưởng lớn đến uy tín ngành xuất nhập khẩu thủy sản nước ta
"Những quốc gia nhập khẩu thủy sản khi phát hiện mối nguy hóa học thì hầu hết là tiêu hủy lô hàng tại chỗ và cấm nhập khẩu hàng của chủ lô hàng cho đến khi chủ lô hàng và cơ quan có thẩm quyền của quốc gia xuất khẩu có văn bản khẳng định đã tìm được nguyên nhân và biện pháp khắc phục. Hơn nữa, mối nguy hóa học còn nguy hiểm hơn bởi tác hại của chúng thường là ảnh hưởng tới môi trường, đặc biệt là sức khỏe của con người như hệ thần kinh, suy gan, suy thận và rất nhiều trường hợp là gây ung thư", ông Đang- một trong những thành viên của Hội Liên hiệp- cho hay.
xuất nhập khẩu thủy sản
Ngành xuất nhập khẩu thủy sản đang gặp vấn đề về hóa chất

Thủy sản chứa kháng sinh ảnh hưởng tới sức khỏe nên bị khách hàng quốc tế trả về.

Theo thống kê từ năm 2010-2015 thì những lô hàng thủy sản xuất đi Mỹ, Nhật, EU thì có tới 323 lô hàng không đảm bảo chất lượng tiêu chuẩn an toàn thực phẩm (ATTP) nguyên nhân là đã nhiễm các độc tố hóa học.
Trong quá trình đánh giá, nghiên cứu các lô hàng không đạt chuẩn ATTP được xác định là không đạt tiểu chuẩn cho con người can thiệp vào quá trình nuôi trồng thủy sản
Trong quá trình nuôi trồng thủy sản, con người đã sử dụng các hóa chất, chất kháng sinh bị cấm hoặc vượt mức giới hạn cho phép. Bên cạnh đó, Việt nam chưa có những quy định cụ thể rõ ràng nào về quy định danh mục hóa chất, khoáng chất vượt mức an toàn trong việc nuôi trồng thủy sản
Ngoài ra trong vấn đề quản lý cũng gây khó khăn: đơn cử như các cơ sở sản xuất thuốc thú ý và các cơ sở sản xuất các sản phẩm xử lý nước thải thủy sản:  Thuốc thú y cho Động vật trên cạn, thủy sản do Cục Thú y quản lý. Còn Sản phẩm xử lý chất thải môi trường do Tổng cục Thủy sản quản lý. Cùng là hóa chất, kháng sinh nhưng thuốc thú y cho động vật trên cạn cho phép dùng, thủy sản lại cấm dùng, nhưng Y tế sử dụng tự do.
Về việc xây dựng danh mục hóa chất, kháng sinh cấm sử dụng trên thế giới, đối với các quốc gia EU, Mỹ, Nhật Bản thì đánh giá nguy cơ và trình bày kết quả tại Ủy ban Codex, nếu được chấp nhận thì đưa vào Website của Codex để áp dụng thống nhất trên toàn thế giới, còn đối với chúng ta thì vẫn chưa tự tổ chức đánh giá nguy cơ về hóa chất, kháng sinh cấm sử dụng mà thu thập danh mục hóa chất, kháng sinh cấm sử dụng các quốc gia EU, Mỹ. Những quốc gia này cấm chất nào chúng ta đưa vào danh sách cấm chất đó.

Hội nhập sâu nhưng chưa có kiểm soát

Ông Vi Thế Đang nêu kết luận, hiện nay Việt Nam đã ký 10 Hiệp định hội nhập sâu kinh tế Việt Nam với thế giới, điểm chung của 10 Hiệp định đối với thực phẩm nói chung, thủy sản nói riêng có thuận lợi song tồn tại không ít khó khăn.

Về mặt thuận lợi: Rào cản hạn ngạch được dỡ bỏ, xuất nhập khẩu với mức thuế rất thấp hoặc bằng 0, điều này rất có lợi cho chúng ta có thể cạnh trạnh với những hàng nội địa các nước. Nhưng những sản phẩm chúng ta cần phải đáp ứng được các quy định, yêu cầu của Hiệp định về ATTP, đây là thách thức lớn nhất cho hàng nông sản nói chung, thủy sản nói riêng của Việt Nam.